Đột biến kháng thuốc T790M là dạng đột biến thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, đặc biệt là bệnh nhân nữ, những người không hút thuốc lá và có mô học là ung thư biểu mô tuyến. Vậy các xét nghiệm đột biến kháng thuốc T790M hiện nay ở Việt Nam được tiến hành như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Đột biến kháng thuốc là gì?
Đột biến kháng thuốc là hiện tượng vi khuẩn tiến hóa để đề kháng mạnh hơn hoặc hoàn toàn chống lại loại thuốc kháng sinh đã từng dùng trước đó. Vi khuẩn “tự nhiên” có các gen kháng thuốc trong tế bào giúp chúng có khả năng chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh do gen kháng thuốc. Nhờ đó, chúng sống sót và tiếp tục gây bệnh.
Các đột biến này chỉ xảy ra khi thuốc được sử dụng với liều lượng không chuẩn và vi khuẩn có thể sống sót sau quá trình điều trị. Những vi khuẩn “sống sót” này sẽ nhận biết, cảm hóa và sửa đổi DNA để chống lại tác động của thuốc kháng sinh. Do đó, các gen kháng thuốc đã được tạo ra.
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi kháng thuốc EGFR TKIs thế hệ 1,2 do đột biến kháng thuốc T790M
Tỷ lệ đột biến của T790M dao động trong khoảng 50-60%. Do đó, về mặt lý thuyết, 50-60% bệnh nhân sẽ đủ điều kiện nhận osimertinib khi kháng với TKI EGFR thế hệ thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên, số liệu thực tế thấp hơn nhiều.
Một nghiên cứu của Nhật Bản, 2 thực hiện trên 236 bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn tiến triển hoặc di căn có đột biến gen EGFR và kháng lại các TKI EGFR thế hệ 1 và 2. 205 bệnh nhân (87%) đã được thực hiện xét nghiệm đột biến gen T790M. Kết quả cho thấy:
- 68 bệnh nhân được làm sinh thiết mô / tế bào học, nhưng chỉ có 55 mẫu có đủ tế bào để xét nghiệm và 40% dương tính với đột biến T790M.
- Xét nghiệm mẫu máu 137 bệnh nhân thì chỉ có 27 bệnh nhân dương tính với T790M, chiếm 19,7%.
- 50 bệnh nhân được sinh thiết lần 2, 8 bệnh nhân được sinh thiết lần 3, phát hiện thêm 12 bệnh nhân dương tính với T790M được tìm thấy.
- Cuối cùng, tỷ lệ đột biến T790M trong nghiên cứu là 30,7%. 90% bệnh nhân mang đột biến T790M nhận được osimertinib. Kết quả là, chỉ 1/4 số bệnh nhân ung thư phổi có đột biến EGFR kháng với các loại thuốc nhắm đích thế hệ 1 và 2 nhận được điều trị osimertinib.
Cách xét nghiệm đột biến T790M
Khi xác định là bệnh tiến triển, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đột biến kháng thuốc T790M. Nếu đột biến xảy ra, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc nhắm đích thế hệ 3 (osimertinib). Bởi vì hầu hết đột biến T790M là đột biến phát sinh trong quá trình người bệnh điều trị bằng thuốc nhắm đích thế hệ 1 và 2 nên các mẫu khối u ban đầu không được sử dụng để xét nghiệm.
Có hai phương pháp để xét nghiệm T790M: Xét nghiệm bằng mô / tế bào học và xét nghiệm bằng mẫu máu.
Xét nghiệm bằng mô / tế bào học
Các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết vị trí khối u phổi hoặc các di căn xa, ưu tiên vị trí đang tiến triển vì sự phát triển của khối u có thể cho thấy sự kháng thuốc với các phương pháp điều trị hiện tại. Đột biến EGFR T790M đã được tìm thấy ở nhiều vị trí khối u khác nhau, bao gồm phổi, hạch bạch huyết, xương, gan và não.
Một nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ phổ biến của đột biến kháng thuốc T790M trong các mẫu bệnh phẩm phổi, màng phổi và hạch bạch huyết cao hơn ở các vị trí xa, mặc dù đột biến T790M vẫn được tìm thấy trong 44% số mẫu bệnh phẩm từ các vị trí xa nói chung. Nên tránh sinh thiết xương do tỷ lệ tế bào học thấp.
Mặc dù khả năng phát hiện đột biến T790M cao hơn xét nghiệm qua mẫu máu nhưng độ nhạy chỉ khoảng 80%, tức là trung bình 100 người mang đột biến T790M chỉ có thể phát hiện 80 đột biến qua xét nghiệm, vì nhiều lý do: sinh thiết mẫu mô không đủ, có nhiều quần thể tế bào khác nhau trong một khối u.
Sinh thiết mô có một số nhược điểm:
- Không phải lúc nào cũng sinh thiết được: ví dụ ung thư phổi có di căn não, sinh thiết u não rất nguy hiểm…
- Đây là một thủ tục xâm lấn, vì vậy cũng có nguy cơ rủi ro trong quá trình sinh thiết.
- Thời gian thực hiện sinh thiết và đợi kết quả xét nghiệm lâu, chậm trễ trong điều trị gây rủi ro cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.
Yêu cầu sinh thiết mô:
- Trước tiên, mẫu sinh thiết phải được đọc bởi bác sĩ giải phẫu bệnh để xác định xem mẫu có chứa đủ số lượng tế bào khối u hay không. Có tỷ lệ kháng thuốc là do chuyển thành ung thư phổi tế bào nhỏ nên phải đánh giá trước khi xét nghiệm.
- Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết để xét nghiệm thay đổi theo phương pháp: ít nhất 10% tế bào ung thư được sử dụng cho PCR real time, hoặc 20 – 30% tế bào ung thư được sử dụng cho phương pháp giải trình tự gen thế hệ mới (NGS).
Xét nghiệm bằng mẫu máu
Các khối u ung thư phổi có thể tiết ra DNA không tế bào (ctDNA) vào máu. Vì vậy, máu có thể được lấy để thu thập DNA và kiểm tra các đột biến trong gen T790M. Tuy nhiên, không phải tất cả các khối u đều có DNA lưu hành trong máu, và nếu có thì không phải ai cũng có đủ DNA để phát hiện đột biến. Do đó, độ nhạy phát hiện đột biến kháng thuốc T790M trong mẫu máu thấp hơn so với mẫu mô.
Việc thu thập, xử lý, lưu trữ và vận chuyển máu phải được tối ưu hóa để đảm bảo tính ổn định của ctDNA.
Ưu điểm của xét nghiệm mẫu máu phát hiện đột biến gen T790M là nhanh chóng, thuận tiện và không xâm lấn.
Kỹ thuật thực hiện
- Lượng máu: 8-10ml
- Có thể cho vào các ống có chứa EDTA, nhưng huyết tương phải được tách ra từ 6-48 giờ sau phân lập.
- Nhiệt độ khi vận chuyển mẫu: 10-40 độ.
Nên lựa chọn xét nghiệm đột biến T790M bằng mô / tế bào hoặc mẫu máu? Theo khuyến nghị của Nhóm chuyên gia đa ngành Canada số 1, sinh thiết lỏng có thể được thực hiện đầu tiên. Nếu sinh thiết lỏng âm tính với T790M, sinh thiết mô có thể được thực hiện.
Nếu sinh thiết mô và sinh thiết lỏng âm tính, sinh thiết được lặp lại vào một vài ngày sau đó. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, nếu có sẵn mẫu mô / tế bào, chẳng hạn như: dịch màng phổi, di căn hạch ngoại vi,…, các bác sĩ sẽ ưu tiên thu thập mẫu này vì can thiệp tối thiểu mà tỷ lệ xét nghiệm đột biến T790M cao hơn.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đột biến kháng thuốc T790M. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ ung bướu của bạn.
CHEK Genomics là công ty chẩn đoán phân tử đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm gen và tư vấn di truyền. Dịch vụ nổi bật tại Chek như: Xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn, xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant360, Tầm soát ung thư di truyền, Sàng lọc sơ sinh, Sàng lọc người mang gen lặn,…Liên hệ ngay Hotline, chuyên gia từ Chek sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.