Chụp CT là gì? Khi nào nên chụp? Khi chụp CT cần lưu ý gì?

Chụp CT cắt lớp là một kỹ thuật được thực hiện trong các trường hợp khẩn cấp để phân tích sâu tình trạng bệnh lý mà người bệnh gặp phải. Qua kết quả chụp, các bác sĩ điều trị có thể đưa ra được hướng điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân. Chụp CT cắt lớp được áp dụng ngày càng nhiều trong khâu tầm soát để sàng lọc bệnh lý được diễn ra nhanh nhất, hiệu quả nhất. 

Chụp CT là gì?

chụp ct chụp cắt lớp vi tính

Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính là một kỹ thuật kết hợp giữa máy tính và tia X để tạo ra hình ảnh cơ thể của người bệnh như: các cơ quan, xương, các mô cơ thể,.. theo lát cắt ngang. Các hình ảnh này có nhiệm vụ cung cấp các thông tin chi tiết hơn so với việc sử dụng hình ảnh X-quang thông thường. Các hình ảnh từ kỹ thuật chụp CT có thể hiển thị các mô mềm, mạch máu, xương trên toàn cơ thể.

Người bệnh khi chụp CT sẽ được chỉ định nằm trên một chiếc máy có má dò và ống tia X quay xung quanh. Mỗi một vòng quay của máy sẽ cho ra một hình ảnh lát mỏng của cơ thể và được gửi đến máy tính để kết hợp lại với nhau tạo thành hình ảnh các lát cắt, mặt cắt ngang mà không gây đau đớn và mất nhiều thời gian cho người bệnh.

Ưu nhược điểm

Kỹ thuật chụp CT có khả năng chụp và phân tích hình ảnh sắc nét, không bị chống hình. Kỹ thuật cho ra kết quả nhanh chóng, chính xác trong các trường hợp cần phân tích sâu do các bác sĩ chỉ định. 

Nhiều đối tượng khác nhau có thể áp dụng chụp CT như: có dị vật trong cơ thể, đặt máy trợ thính, trợ tim,.. hay mắc bệnh xương khớp nghiêm trọng.

Tuy nhiên với các tổn thương về sụn khớp hay các tổn thương về dây chằng, tủy sống thì còn hạn chế. 

Phân loại kỹ thuật chụp CT cắt lớp

Chụp CT 32 dãy

Chụp CT 32 dãy là sòng thế hệ máy ứng dụng trí tuệ nhân tạo với các phần mềm hỗ trợ bác sĩ và kỹ thuật viên trong việc làm tăng chất lượng hình ảnh và độ chính xác khi chẩn đoán. Đồng thời kỹ thuật này còn làm tăng độ an toàn của bệnh nhân khi chẩn đoán về các bệnh lý như sọ não, xoang, ngực, bụng và cột sống. 

Chụp CT 64 dãy

Chụp CT 64 dãy được tích hợp nhiều chức năng vượt trội hơn kỹ thuật chụp CT 32 dãy khi nó có thể chụp được 64 lát cắt mỏng trong khoảng thời gian ngắn và cho ra các hình ảnh rõ ràng, sắc nét. Các hình ảnh phản chiếu được toàn bộ tình trạng tổn thương ở những bộ phận của cơ thể dù là nhỏ nhất trong xương, mạch máu và các mô mềm.

Đồng thời có thể tìm ra được các dấu hiệu chấn thương, nhiễm trùng và các bệnh lý ung thư khởi phát. Kỹ thuật này thường được chỉ định ở bệnh nhân gặp các chấn thương về sọ não, đột quỵ, viêm xoang hoặc chấn thương vùng đầu, ngực, xương khớp, các bệnh lý về tim mạch, tiêu hóa,.. 

Chụp CT 128 dãy

Kỹ thuật chụp CT 128 được nâng cấp hơn khi cho ra 756 lát cắt với ưu điểm là hình ảnh rõ nét, độ phân giải cao và thời gian chụp ngắn. Được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm:

  • Ung thư: chẩn đoán và xác định sớm các khối u ác tính để được ra hướng điều trị tốt nhất kể cả khi bệnh đã di căn.
  • Tim mạch: Đánh giá khả năng phục hồi của cơ tim.
  • Bệnh lý thần kinh: Theo dõi các hình ảnh được chụp, đánh giá sự phát triển của khối u hoặc tình trạng nhiễm trùng của người bệnh.

Chụp CT 256 dãy

Chụp CT 256 dãy giảm bớt 80 – 82% liều chiếu xạ so với các máy CT thông thường với khả năng chụp được nhiều cơ quan, đặc biệt là tim mạch. Thời gian chụp 0,28 giây cho mỗi vòng quay, 15 giây đã có kết quả. Xử lý nhanh chóng quá trình chẩn đoán cho các ca bệnh cấp cứu nguy cấp.

Tuy niêm kỹ thuật này khó phát hiện được các tổn thương từ sụn, dây chằng, và tủy sống nên vẫn cần hỗ trợ từ các kỹ thuật chẩn đoán khác nữa. 

Khi nào nên chụp CT?

khi nào nên chụp ct

Chụp CT khi bạn gặp phải một trong những trường hợp dưới đây:

  • Có các vấn đề về xương khớp, gãy xương hoặc xuất hiện khối u.
  • Mắc bệnh tim mạch, ung thư hay khí phế thũng.
  • Có tình trạng là các vết thương bên trong cơ thể bị chảy máu do tai nạn.
  • Cần xác định vị trí khối u, cục máu động hoặc các chất lỏng dư thừa.
  • Cần được hướng dẫn kế hoạch điều trị như sinh thiết hoặc phẫu thuật, xạ trị.

Chụp CT scan ở những bộ phận nào?

CT đầu

chụp ct đầu

Chụp CT đầu giúp tạo ra hình ảnh ba chiều về vùng đầu của người bệnh. Khi các chùm tia X quay quanh đầu và cổ người bệnh sẽ tạo ra các hình ảnh dưới dạng 2 chiều hoặc 3 chiều nhờ chỉ định của bác sĩ. Chụp CT đầu giúp các tình trạng hộp sọ, não, hốc mắt, xoang trở lên rõ ràng và dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ.

Chụp CT đầu giúp xác định và loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khi người bệnh gặp các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên có các hành vi bất thường.
  • Khó chịu trong người, chóng mặt, ngất xỉu.
  • Thường xuyên nhức đầu, giảm thính lực, thị lực.

Khi gặp phải các triệu chứng này, người bệnh rất có thể gặp phải các loại bệnh như: bệnh Alzheimer, u não, chứng phình động mạch, đột quỵ, chảy máu trong và nhiễm trùng máu.

CT phổi

chụp cắt lớp vi tính phổi

Chụp CT phổi sử dụng tia X lên phổi để chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng dưới dạng ảnh chụp 2D hoặc 3D có độ phân giải cao. Kỹ thuật này giúp phát hiện các bất thường và đánh giá được tổn thương trong phổi, chẩn đoán được ung thư phổi sớm và hiệu quả.

Kỹ thuật chụp CT phổi được chỉ định cho:

  • Gia đình có tiền sử bệnh.
  • Người từ trên 50 tuổi, hút thuốc lá.
  • Có chấn thương nặng ở vùng ngực có thể ảnh hưởng đến phổi.
  • Xuất hiện triệu chứng khó thở thường xuyên, khó nuốt hoặc ho ra máu.
  • Mắc bệnh viêm phổi kẽ, viêm phế quản nặng, các bệnh lý về phổi.
  • Tiếp xúc với môi trường làm việc bị ô nhiễm, chứa các chất hại hoặc nhiễm phóng xạ.

CT bụng

Người bệnh chụp CT bụng giúp bác sĩ nắm được tình trạng các cơ quan và mạch máu cùng xương trong khoang bụng. Các lý do khiến bác sĩ đưa ra chỉ định bao gồm:

  • Người bệnh bị đau bụng, trong ổ bụng có dịch.
  • Có sỏi thận.
  • Sụt cân, nhiễm trùng.
  • Tắc ruột, viêm ruột.
  • Chấn thương vùng ổ bụng hoặc chẩn đoán ung thư gần đây.

Những rủi ro khi chụp CT

Có rất ít rủi ro xảy ra khi bạn thực hiện chụp CT dù chúng khiến bạn tiếp xúc nhiều với với tia bức xạ X quang thông thường. Tuy nhiên nguy cơ ung thư do bức xạ sẽ tăng dần lên nếu bạn chụp CT hoặc X quang nhiều lần theo thời gian đặc biệt là ung thư vùng bụng hoặc ngực ở trẻ em. Để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh do bức xạ gây ra, bạn tuyệt đối không được tự ý thực hiện chụp CT mà không có chỉ định của bác sĩ. 

Những lưu ý khi chụp CT

Lưu ý trước khi chụp

Bạn có thể được bác sĩ chỉ định một loại thuốc cản quang tùy vào bộ phận sẽ chụp CT trên cơ thể. Loại thuốc cản quang được chỉ định có tác dụng nhuộm trắng khu vực cần chụp, chúng giúp cho cá cấu trúc bên trong cơ thể bạn có thể hiển thị rõ ràng trên hình. Thuốc cản quang còn có thể được tiêm vào cánh tay, trực tràng. Bạn cần nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng trước khi chụp CT nếu nhận được chỉ định sử dụng chất cản quang từ bác sĩ của mình.

Trong khi chụp

Người chụp sẽ được yêu cầu thay áo choàng của bệnh viện, đồng thời phải tháo đồ trang sức và phụ kiện bằng kim loại. Hành động này là yếu tố giúp kết quả chụp CT có độ chính xác cao. Bạn cần nằm ngửa trên bàn chụp CT và thực hiện theo các yêu cầu của kỹ thuật viên.

Hệ thống sẽ đưa bạn vào trong máy để hệ thống X-quang quay xung quanh cơ thể. Mỗi một vòng quay sẽ tạo ra các hình ảnh lát mỏng của cơ thể, sau đó được tập hợp lại dưới sự giám sát của kỹ thuật viên.

Sau khi chụp

Sau khi chụp CT, hình ảnh thu về sẽ được gửi đến bác sĩ X quang, họ sẽ thực hiện đọc kết quả để tìm ra những bất thường và đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp với bệnh nhân của mình.

Thời gian có kết quả

Quy trình để thực hiện kỹ thuật chụp CT diễn ra khoảng từ 20 – 60 phút. Nếu bác sĩ không thấy bất kỹ khối u, gãy xương, cục máu đông hoặc các bất thường khác ở kết quả hình ảnh của bạn thì bạn bình thường. Ngược lại, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kể trên thì bạn sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm khác để tiến hành điều trị.

Hỏi đáp thường gặp

Chụp CT có được chi trả bảo hiểm y tế?

Chụp CT được chi trả bảo hiểm y tế khi người bệnh có thể thỏa mãn hai điều kiện: 

  • Một là bệnh viện cạn chụp CT áp dụng chế độ thanh toán bằng bảo hiểm.
  • Hai là bạn phải nằm trong diện được hưởng chế độ bảo hiểm đúng tuyến tại bệnh viện. 
Chụp CT có giảm tuổi thọ không?
Nguy cơ ung thư có thể tăng lên nếu bạn thực hiện chụp X quang hoặc CT nhiều lần. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh được kỹ thuật này có thể gây giảm tuổi thọ. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện kỹ thuật này theo chỉ định của bác sĩ. 
Chụp CT cắt lớp có tiêm thuốc cản quang?
Thuốc cản quang giúp phân biệt rõ vùng tổn thương với các vùng lân cận, tăng độ chính xác của chẩn đoán. Những người dị ứng với iod trong chất cản quang cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện để được dùng thuốc dị ứng hoặc Steroid chống lại tác dụng phụ của thuốc. 

Kết

Trên đây là toàn bộ quy trình và ưu nhược điểm của kỹ thuật chụp CT mà Chek Genomics muốn gửi đến bạn. Hy vọng sau bài viết bạn có thể cân nhắc bản thân có cần gặp bác sĩ để xem liệu mình có cần được chỉ định thực hiện kỹ thuật hay không.

Theo dõi Chek hàng ngày để cập nhật bản tin sức khỏe bổ ích bạn nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x